Nhiễm trùng đường tiết niệu – chớ xem thường
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh lý diễn ra khá phức tạp, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng đến không chỉ một mà nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như niệu đạo, niệu quản, bàng quang, thận. Có rất nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng lại không biết, không đi khám, tự tìm hỗ trợ điều trị bệnh dẫn đến những hậu quả khó lường trước được.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Là một bệnh nhiễm trùng bởi các vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường tiết niệu –niệu đạo, niệu quản, bàng quang, thận,…Đây là một trong những nhiễm trùng khá phổ biến cần được theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời
Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
Nhiễm khuẩn:Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng đường tiểu là do các vi khuẩn thường thấy trong phân, có thể dính vào vùng da xung quanh mông. Các vi khuẩn có thẻ xâm nhập vào niệu đạo thông qua đường dẫn vào bàng quang từ bên ngoài cơ thể, theo lối nước tiểu thải ra ngoài.
Do thói quen sinh hoạt: người bệnh vệ sinh không sạch sẽ, dị ứng hóa chất tẩy rửa hằng ngày có trong xà phòng, nước xả, nước hoa,…
Do chấn thường: hậu quả sau đặt ống thông tiểu, phẫu thuật bàng quang, tán sỏi,…
Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu
Để nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu người bệnh có thể căn cứ vào một số triệu chứng như sau:
Rối loạn đường tiết niệu: bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ đặc, tiểu ra máu
Sốt không rõ nguyên nhân, là phản ứng của cơ thể với sự phát triển quá mức của vi khuẩn
Cơ thể mệt mỏi
Đau bụng dưới
Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu
Để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cần được tiến hành các bước sau:
Xét nghiệm nước tiểu: nhằm tìm kiếm sự hiện diện của các tế bào mủ và vi khuẩn.
Xét nghiệm soi tươi dịch
Xét nghiệm máu
Các bước thăm khám trực tiếp tại bộ phận sinh dục
Khai thác tiền sử bệnh lý, tiền sử quan hệ tình dục
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu người bệnh cần chủ động đi khám chuyên khoa sớm. Có hai phương pháp chính trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:
Dùng thuốc kháng sinh: có thể là kháng sinh dạng uống, hoặc dạng truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Việc lựa chọn loại kháng sinh sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm nước tiểu, từ đó xác định loại kháng sinh thích hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị khác tùy từng trường hợp cũng như điều kiện các cơ sở y tế chuyên khoa
Theo dõi sau khi điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Sau khi điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên sau khi xuất viện. Cần chụp ảnh đường tiết niệu để xem xét nếu có bất kỳ bất thường nào ở bên trong. Các xét nghiệm này bao gồm: siêu âm thận, đường niệu, quét thận DMSA và một xét nghiệm phóng xạ đặc biệt được gọi là Micturating Cystourethrogram (MCU).
Tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nôi, điều trị viêm đường tiết niệu bằng liệu pháp Đông –Tây y kết hợp. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm cùng với phác đồ điều trị khoa học, giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao. Rất nhiều bệnh nhân đã khắc phục một cách có hiệu quả tình trạng này sau khi điều trị tại Phòng khám.
Nếu còn băn khoăn cần tư vấn thêm, người bệnh có thể chọn tư vấn trực tuyến hoặc gọi 024. 367 8888 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp thêm.